TỶ LỆ NGHỈ VIỆC TURNOVER RATE BAO NHIÊU LÀ TỐT? CÁCH TÍNH & CẢI THIỆN

Turnover rate là gì?

Turnover rate: Tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự trong một khoảng thời gian nhất định (Tháng/Quý/Năm). Chỉ số này được tính dựa trên số lượng lao động nghỉ việc trên bình quân tổng số lao động trong cùng một thời điểm.

ty le turnover rate

Chỉ số Turnover rate tác động gì đến doanh nghiệp?

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn hạn chế tối đa tình hình nhân sự nghỉ việc, đồng nghĩa với chỉ số Turnover rate thấp. Nhưng trong nhiều trường hợp, tỷ lệ nghỉ việc thấp hoặc bằng 0 không phải là cơ sở đủ để doanh nghiệp đánh giá tình hoạt động và chính sách nhân sự của mình đang tốt, đôi khi nó cũng giống như việc cơ thể bạn đang bệnh mà bạn không hề biết. Tuy nhiên, mọi kết quả đều có hai mặt: lợi ích và thiệt hại.

Lợi ích:

  • Đào thải được những nhân sự thiếu năng lực, thái độ không tốt.
  • Cơ hội có được những ý tưởng sáng tạo từ các nhân sự mới.
  • Đảm bảo được quỹ lương

Thiệt hại:

  • Thiếu hụt nhân sự, gây ảnh hưởng đến quy trình và hiệu suất hoạt động.
  • Giảm chất lượng công việc vì nhân sự mới không lành nghề, cần thời gian thích nghi.
  • Tốn thời gian và nguồn lực tuyển dụng, đào tạo mới.
  • Tốn chi phí khai thác nhân sự mới.
  • Làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhân sự khác, dễ dẫn đến hiệu ứng nghỉ việc hàng loạt do tâm lý đám đông.

Chỉ số Turnover rate bao nhiêu là tốt?

Không có một quy chuẩn bắt buộc hoặc thống kê nào chứng minh rằng chỉ số tỷ lệ nghỉ việc bao nhiêu là tốt, nó phù thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đặc thù ngành/lĩnh vực hoạt động.

Tỷ lệ nghỉ việc có xu hướng thấp ở các công việc chịu tác động của áp lực thấp (nhàn hạ), và cao ở các công việc chịu áp lực cao (như các công việc bán hàng theo KPIs). Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BPO (Business process outsourcing) thì tỉ lệ này thường khá cao so với mặt bằng chung.

Theo khảo sát, hầu hết nhiều doanh nghiệp chọn tỷ lệ Turnover rate giao động từ 5-10% là lý tưởng.

Công thức tính tỷ lệ nghĩ việc.

Tỷ lệ nghỉ việc tháng = [L/Avg] x 100

Trong đó:

  • L (Left): Số nhân viên nghĩ việc trong tháng
  • B (Beginning): Số nhân viên làm việc vào khoảng thời gian đầu tháng.
  • E (End): Số nhân viên làm việc vào khoản thời gian cuối tháng
  • Avg (Average): số lượng nhân viên trung bình trong tháng = (B + E)/2

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang có 100 nhân viên vào ngày 1/2/2020. Trong thời gian này có 20 nhân viên nghỉ việc, bên cạnh đó doanh nghiệp đã thuê 30 nhân viên mới. Tỷ lệ nghỉ việc là bao nhiêu?

  • Tính Avg = (100 + 110) = 105
  • Tính tỷ lệ nghỉ việc = [20/105] x 100 = 19.04%

=> Vậy tỷ lệ nghỉ việc của doanh nghiệp trong tháng 2 là 19.04%.

Các phương pháp hạn chế tỷ lệ nghỉ việc.

Sự điều chỉnh phù hợp, đúng thời điểm là các giải pháp” cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp khi đang phải đối mặt với các nguy cơ về tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao, sau đây là một số phương pháp có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này.

1. Review và cải tiến chính sách phúc lợi.

Thực hiện việc rà soát các lỗ hổng từ các cơ chế phúc lợi của công ty bằng các phương pháp nghiên cứu dựa trên tư duy và các cuộc khảo sát ý kiến nhân viên. Phân tích và đưa ra các giải pháp chính sách phúc lợi phù hợp với nhu cầu nhân sự trong điều kiện cho phép.

2. Tạo các chương trình thi đua, đào tạo.

Đưa ra các chương trình thi đua gắn liền với công việc, giúp nhân sự có thêm động lực phấn đấu và cơ hội cải thiện thu nhập.

Xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ/kỹ năng cho nhân sự, diễn ra xuyên suốt trong quá trình làm việc của họ tại công ty. Giúp nhân sự thấy được doanh nghiệp là một nơi đáng để gắng bó làm việc và học tập.

3. Xây dựng, triển khai chương trình truyền thông văn hóa nội bộ.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất mà hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đang không chú trọng. Đầu tư truyền thông nội bộ là đầu tư cho việc phát triển – tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp, gắn kết nhân sự một cách bền chặt và lâu dài. Hoạt động này đòi hỏi sự kiên trì, dài hơi nhưng mang lại một kết quả đáng mong đợi với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các phương án cải thiện khác. Các hoạt động này mang đến cho nhân sự niềm tin về thương hiệu mà mình đang gắn bó, giúp họ có thêm động lực và sự hứng khởi trong công việc, giúp mỗi cá thể trong công ty gần nhau hơn. Từ đó mang lại khả năng giữ chân nhân sự cực kỳ hiệu quả.

Bellsystem24-HoaSao

Đơn vị cung cấp giải pháp Contact Center và BPO hàng đầu Việt Nam.

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top