Mục lục

Làm ngành tuyển dụng có cần biết về nhân tướng học?

Từ thời xa xưa, Nhà triết học vĩ đại Aristotle đã sử dụng nhân tướng học khi tuyển chọn binh sĩ cho Alexander Đại đế. Và vị tổng thống Mỹ nổi tiếng Abraham Lincoln cũng áp dụng nhân tướng học để chọn những người bạn đồng hành trong sự nghiệp chính trị của ông. Có thể thấy, nhân tướng học được áp dụng trong tuyển dụng nhân sự từ bao đời nay và vẫn không ngừng phát huy giá trị của nó. 

Tại sao Nhân tướng học hiệu quả trong tuyển dụng nhân sự?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải lần lượt đi tìm đáp án cho 3 câu hỏi sau đây:

1.1. Nhân tướng học bắt nguồn từ đâu?

Nhân tướng học bắt nguồn từ Trung Quốc, có rất nhiều gia đình quý tộc đã coi về xem tướng mặt là một trong những căn cứ quan trọng khi lựa chọn người thừa kế gia sản. Trong thời Chiến quốc, nhân tướng học bắt đầu phát triển, phong trào xem tướng vốn chỉ phổ biến trong tầng lớp quý tộc cũng đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian và bước đầu trở thành một dạng phong tục tập quán. Cho đến ngày nay nhân tướng học trở thành một bộ môn khoa học chính thức và được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường đào tạo lãnh đạo cấp cao và giám đốc nhân sự.

1.2. Nhân tướng học là gì?

Nhân tướng học là những tinh hoa trí tuệ của nhân loại được đúc kết từ trong lịch sử sinh tồn, phần trọng tâm của nhân tướng học chính là mối quan hệ mật thiết giữa phẩm hạnh, tính nết, dáng vẻ, thái độ của mỗi người. Mối quan hệ này không ngừng được tổng kết và tích lũy lại trong thực tiễn cuộc sống. 

Đồng thời, nhân tướng học cũng bao gồm cả thành phần của những bộ môn khoa học như xã hội học, tâm lý học, thống kê học…. Vì vậy, ngày nay, nhân tướng học được xem là một bộ môn khoa học mang tính kinh nghiệm.

1.3. Tại sao nhân tướng học có độ chính xác cao?

Phương pháp của nhân tướng học chính là dựa vào sự quan sát trực tiếp và thực nghiệm, đồng thời dựa vào kết luận của nhiều thế hệ.

Phương pháp nhân tướng học có tính khoa học thực tiễn vì dựa vào các quan sát các hiện tượng điển hình và căn cứ vào thống kê của nhiều người qua nhiều thế hệ từ đó đúc rút ra kết quả.

Trong công tác tuyển dụng nhân sự, nhân tướng học là một sự đánh giá mang tính khách quan và công bằng bởi nó không dựa vào kinh nghiệm hay thành tích học tập – là những thứ mang tính tương đối chứ không có thang đo nào cụ thể. 

<Ảnh><Nhân tướng học ghi nhận và phát triển sự tương quan nhân quả giữa các nét tướng và con người>

Ứng dụng nhân tướng học trong giai đoạn nào của tuyển dụng nhân sự

2.1. Giai đoạn sàng lọc CV: 

Thông thường, trên mỗi CV sẽ đính kèm hình ảnh cá nhân của ứng viên. Bạn có thể dựa vào hình ảnh này để đưa ra một vài nhận định ban đầu. Ví dụ như ứng viên có gương mặt chữ điền thì có thể đây là một người cần cù, chịu khó. Tất nhiên việc quan sát qua ảnh không thể mang lại hiệu quả tuyệt đối. Tuy nhiên, những nhận định sơ bộ sẽ phần nào giúp bạn đưa ra bộ câu hỏi và cách trao đổi phù hợp khi phỏng vấn để ứng viên phát huy hết khả năng của mình. 

2.2. Giai đoạn phỏng vấn:

Khi đã gặp gỡ ứng viên, bạn có thể áp dụng nhân tướng học để đánh giá chính xác hơn về tính cách và thiên hướng của ứng viên đó. Việc này góp phần giúp bạn quyết định rằng ứng viên này có phù hợp với tính chất công việc và môi trường của công ty hay không? 

Bạn cần quan sát thật kỹ nhưng tinh tế và khéo léo để tránh làm cho ứng viên cảm thấy khó chịu. Với những nhà tuyển dụng nhiều kinh nghiệm về nhân tướng học, họ sẽ nhanh chóng nhìn ra được ứng viên đó là người như thế nào, phong cách làm việc ra sao để đưa đến quyết định có tuyển dụng hay không? Và để lắng nghe thêm những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này, đăng ký tham gia ngay webinar miễn phí ‘’Phỏng Vấn Trúng, Đánh Giá Chuẩn: Ứng dụng nhân tướng học & bài đánh giá năng lực quốc tế trong tuyển dụng’’

Việc chọn một ứng viên phù hợp và có thể gắn bó lâu dài là cực kỳ quan trọng, không chỉ cần kỹ năng chuyên môn mà việc ứng dụng nhân tướng học có thể cho bạn một cái nhìn đa chiều, toàn diện và đầy đủ hơn về ứng viên đó. Từ đó có thể giảm thiểu đáng kể tỷ lệ nghỉ sau khi nhận offer. 

2.3. Giai đoạn thử việc: 

Đây là giai đoạn mà nhà tuyển dụng có nhiều thời gian và không gian để quan sát ứng viên. Trong quá trình thử việc, bạn có thể ứng dụng Nhân tướng học để quan sát rõ hơn về dáng vẻ, điệu bộ, cử chỉ của một cá nhân để hiểu hơn những ưu nhược điểm của mỗi người. Bạn sẽ có cơ hội nhìn nhận lại rằng việc tuyển dụng ứng viên này là đúng hay sai. Từ đó có thể cân nhắc về quyết định ký hợp đồng chính thức đối với ứng viên.

Kinh nghiệm nhân tướng học trong tuyển dụng

Như đã nói, nhân tướng học là một bộ môn khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Nhân tướng học cần có sự quan sát tổng quan và cặn kẽ mới có thể mang lại hiệu quả chính xác cao. Về cơ bản, 7 yếu tố sau đây được xem xét khi đánh giá tính cách của một người:

  • Mắt và thần khí: Khi quan sát xem nhân tướng học về mắt thường xem xét về: thể, sắc, khí, thần, hình, cách nhìn. Ánh mắt con người cho ta cơ sở dữ liệu về tình cảm, tính cách, nội tâm, thể trạng, cách ứng xử của người đó. 
  • Xem vóc dáng: Mỗi vóc dáng là một câu chuyện khác nhau về nhân tướng học. Ngoài quan sát vóc dáng còn quan sát dáng điệu, cử chỉ của ứng viên khi di chuyển để đưa ra kết luận về nhân tướng học. 
  • Xem tướng mặt: Mặt là một trong những bộ phận được nhân tướng học quan tâm nghiên cứu kỹ nhất. Mỗi người sẽ có hình dáng khuôn mặt khác nhau như mặt vuông chữ điền, mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài,… Mỗi hình dáng khuôn mặt đều có thể dự đoán được tính cách và vận mệnh riêng.
  • Xem Ngũ nhạc Tam đình: Trên khuôn mặt được chia thành 3 đình gồm thượng đình, trung đình, hạ đình. Thượng đình là phần từ dưới mép tóc đến 2 lông mày, Trung đình là phần tiếp theo từ 2 lông mày xuống đến mũi. Phần hạ đình là từ mũi xuống hết khuôn mặt.
  • Xem ngũ quan lục phủ: Ngũ quan chính là 5 giác quan trên mặt (mắt, mũi, miệng, tai, lông mày), lục phủ có nghĩa là 6 cặp xương ở khuôn mặt. Ngũ quan và lục phủ được ví là những thứ trời ban cho con người.
  • Xem tướng tay chân: xem rõ tướng tay, chân, bàn tay, bàn chân của từng người để đoán biết được năng lực của họ
  • Xem tiếng nói: Âm thanh được đánh giá là phần cốt yếu trong tướng học cổ, nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn chỉ cần lên tiếng là ta có thể biết ngay họ có phù hợp với công việc này hay không. 

Ứng dụng nhân tướng học đúng cách sẽ giúp các nhà lãnh đạo, người quản lý nhân sự thấu hiểu được nhân viên và sắp xếp họ làm đúng việc, mang đến hiệu quả cao hơn. Dưới đây là một số đặc điểm nhân tướng học phổ biến của các ứng viên:

“Hữu tâm, vô tướng, tướng do tâm sinh Hữu tướng, vô tâm, tướng do tâm diệt”. Cái đích của việc áp dụng nhân tướng học vào tuyển dụng chính là chọn được người phù hợp với vị trí và công việc của công ty, làm thế nào khai phá hết năng lực và đặt một con người vào đúng chỗ mà họ nên đứng. 

 

Bài viết liên quan
Scroll to Top