CÁCH XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG VÀ MỌI NGƯỜI XUNG QUANH BẠN

Mối quan hệ tốt đẹp là nền tảng cốt lõi dẫn đến sự thành công. Không ai trong chúng ta đi đến thành công mà không cần tới bất cứ một mối quan hệ nào trong cuộc sống. 

  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên – Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý đội ngũ và đi đến mục tiêu đã đạt ra.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng – Bạn sẽ dễ bán được hàng và kích thích họ mua lại.
  • Đối với vợ/chồng – Bạn sẽ có được một đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Nhưng hầu hết chúng ta đều đang xây dựng mối quan hệ theo bản năng mà không tuân theo bất cứ một phương pháp nào. Có thể bạn là một người có kinh nghiệm và khôn khéo trong việc ứng xử với người khác, nhưng những nền tảng có sẵn đó sẽ còn được phát huy tốt hơn nữa nếu bạn biết và áp dụng phù hợp theo những kiến thức mà Bellsystem24-HoaSao chia sẻ trong bài viết sau đây.

Đặt mình vào vị trí người khác.

Đặt mình vào trường hợp của người đối diện để ứng xử là việc đầu tiên và bắt buộc phải có trước khi xây dụng mọi mối quan hệ. Rất nhiều người chỉ muốn người khác quan tâm đến vấn đề của họ, muốn người khác hiểu họ thay vì họ hiểu về người khác. Tiêu biểu như các nhân viên bán hàng khi nói chuyện với khách, họ sẽ tập trung phần lớn thời gian để nói về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang cung cấp, thay vì khám phá Insight khách hàng để tìm ra những nhu cầu thực sự. Khi tranh cãi trong hôn nhân diễn ra, các cặp vợ chống thường nói: Tại sao anh/em không hiểu tôi? Thay vì hỏi: Tại sao anh/em lại giận tôi?. 

Những ví dụ trên có nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế “tâm lý tự bảo vệ bản thân”, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy thay đổi ngay bằng cách tập “đặt mình vào vị trí người khác” trước khi muốn tương tác hiệu quả với họ.

xay-dung-mqh-kh

3 Bước xây dựng mối quan hệ.

3 buoc xay dung mqh

1. Thể hiện sự quan tâm.

Thể hiện sự quan tâm để tìm được sự đồng cảm với những điều mà người khác suy nghĩ hoặc những rắc rối mà họ đang gặp phải. Nhưng trước hết, đừng quên “đặt mình vào vị trí của người khác để biết họ đang nghĩ gì”. Có nhiều cách để thể hiện sự quan tâm.

  • Nếu bạn đã biết được vấn đề của người khác: Thể hiện sự quan tâm bằng hành động hoặc lời nói.
  • Nếu bạn chưa phát hiện được vấn đề: Không có cách nào hiệu quả hơn việc đặt câu hỏi. Ví dụ như: Những câu hỏi liên quan đến cá nhân, câu hỏi liên quan đến tổ chức, câu hỏi liên quan đến những người xung quanh của họ, những câu hỏi về khó khăn mà họ đang gặp phải. Bạn nên bắt đầu với những câu hỏi đơn giản, dễ dàng trả lời và sau đó tiếp tục khai thác những vấn đề sâu hơn.

Bằng cách thể hiện sự quan tâm, bạn đã tạo được ấn tượng đầu tiên và gây dựng thiện cảm trong lòng những người xung quanh mình.

2. Lắng nghe chia sẻ thực tế.

Sau khi thể hiện sự quan tâm, đã đến lúc bạn lắng nghe vấn đề mà người khác đang gặp phải, lắng nghe bằng cả cơ thể. Một nghiên cứu của ĐH Oxford chỉ ra rằng: “Việc bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi lắng nghe giúp người đối diện có xu hướng chia sẻ thông tin nhiều hơn về các vấn đề mà họ khó nói ra.”

Hãy “hơi“ hướng cơ thể của bạn về phía người đối diện, ánh mắt của bạn cần nhìn thẳng và thể hiện sự đồng cảm. Sau khi đã nghe chia sẻ thực tế hãy “đứng về phía họ” bằng những minh chứng thực tế mà bạn có thể chỉ ra. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc áo phông màu xanh, bạn có thể nói rằng: Nước da của anh/chị phù hợp với màu xanh này đấy, Anh trai của em ở nhà cũng có ngoại hình gần giống như anh/chị, cũng mang chiếc áo màu xanh này và em thấy nó rất hợp. Hoặc khi khách hàng nói rằng: Họ có quê quán ở Ninh Thuận, mặc dù có thể bạn không cùng ở Ninh Thuận mà ở Bình Thuận, bạn cũng có thể chia sẻ thực tế và đứng về phía khách hàng bằng cách đáp rằng: Chúng ta cùng là người miễn Trung anh/chị nhỉ”

Đó là những ví dụ cơ bản bạn có thể áp dụng để lắng nghe chia sẻ thực tế và đồng cảm với người khác, sau đó hãy chuyển đến bước thứ 3.

3. Xác nhận lại.

Xác nhận lại các thông tin mà người khác đã cung cấp cho bạn trong suốt quá trình tương tác để họ biết được rằng bạn đang thực sự lắng nghe và tôn trọng họ. Đưa ra lời khuyên và hướng giải quyết mà bạn cho rằng phù hợp với họ dựa trên những đặc điểm cá nhân mà bạn đã khai thác được trong suốt quá trình tương tác. Cân nhắc về lợi ích cá nhân cho đôi bên và đảm bảo tuân thủ theo các quy định, chính sách nếu có.

Với 3 bước cơ bản nêu trên, hãy thử nghiệm và áp dụng ngay từ hôm nay để đạt được thành công khi xây dựng các mối quan hệ của bạn để dễ dàng hơn trong việc cụ thể hóa các mục tiêu mà bạn đặt ra trong cuộc sống.

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top