Kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình ngày nay đã không còn đơn giản như cách đây hơn 10 năm, khi truyền hình mới được xã hội hóa bắt đầu từ hình thức nhận tài trợ hay bán quảng cáo trên sóng.
Kinh doanh truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và có những lổ hổng trong kinh doanh và nổi lên nhiều vấn đề “nóng” như về bản quyền, thuế, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp truyền hình trong nước – xuyên biên giới.
Chịu tác động từ pháp luật và chính sách cộng đồng.
Đơn cử như trong vấn đề quảng cáo. Khi các doanh nghiệp truyền hình Việt Nam thực hiện các hoạt động quảng cáo, bắt buộc phải tuân thủ chính sách quảng cáo, nội dung quảng cáo phải phù hợp với chính sách cộng đồng (về cả quy định pháp luật và đạo đức), do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết các hợp đồng liên quan đến nguồn thu sẽ từ chối một số dịch vụ hay quảng cáo không phù hợp theo quy định. Nhưng ngược lại trên môi trường Internet, môi trường số thì sự kiểm soát lại không chặt chẽ và dẫn đến một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình xuyên biên giới vẫn triển khai quảng cáo những dịch vụ và nội dung không phù hợp, điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính sự cạnh tranh bất bình đẳng như vậy (doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quy định) nên nhiều doanh nghiệp truyền hình trả tiền cho rằng họ bị “đẩy” vào nhiều khó khăn như hiện nay.
Cạnh tranh đến từ các ông lớn trên Internet
Một thách thức khác đến từ việc xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ lớn. Theo kết quả nghiên cứu của một số công ty tư vấn hàng đầu thế giới, hành vi của khán giả màn hình nhỏ Việt Nam đối với các kênh truyền hình đang có những thay đổi đáng kể. Điển hình theo Asia Plus, người trẻ có xu thế dành nhiều thời gian hơn để xem các video online như Youtube, Zing TV, Nhaccuatui.com… Trong khi những người trên 30 tuổi thì xem tivi nhiều hơn. Mặc dù vậy, có tới 45% người trả lời khảo sát cho biết, họ xem TV ít hơn cách đây một năm.
Trung bình mỗi ngày, người Việt dành ra đến 134 phút để sử dụng internet trên máy tính, 103 phút lướt web trên di động, trong khi chỉ dành 91 phút để xem TV. Một báo cáo khác của Nielsen vào năm 2018 cho thấy, Việt Nam đang dẫn đầu xu hướng xem video trực tuyến mỗi tuần với 92% người được hỏi nói rằng, họ xem video trực tuyến hàng tuần. Điện thoại thông minh và máy tính bảng đang dần là hai thiết bị được sử dụng nhiều nhất để xem video trực tuyến. Những thể loại yêu thích của người Việt luôn là các nội dung như: phim ảnh, ca nhạc, phim truyền hình nước ngoài đến tin tức thời sự. Tính đa dạng, sinh động và hấp dẫn của các video trực tuyến là một điểm mạnh mà các mạnh xã hội mang lại khiến cho người dùng ngày càng gắn kết.
Rõ ràng, để phù hợp với xu thế hiện nay, các đài truyền hình trong nước cần phải sáng tạo hơn về mặt nội dụng, tạo ra các chương trình hấp dẫn hơn đối với khán giả, nhất là giới trẻ. Một số đài như K+, FPT Telecom, MobiFone… cũng bắt đầu đầu tư vào các sản phẩm truyền hình trực tuyến, dựa trên nền tảng internet để người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận.
Dịch vụ khách hàng còn sơ sài.
Lỗ hổng thứ ba phải đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh truyền hình, đặc biệt là customer service. Theo thống kê cho thấy, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng từ 25 – 75%. Một khách hàng được chăm sóc tốt hoàn toàn hài lòng về sự tư vấn, sản phẩm, dịch vụ cung cấp và vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cửa hàng ngay cả khi họ chưa có hành vi sử dụng dịch vụ tiếp theo.
36.3% khách hàng gặp rắc rồi về tín hiệu khi sử dụng truyền hình, trong đó có 19% khách tự tìm cách sửa chữa, 17,3% cần đến sự trợ giúp của nhân viên chăm sóc khách hàng hổ trợ. Tập khách hàng này đều không hài lòng với nhà mạng và có ý định sẽ chuyển sang sử dụng một nhà cung cấp khác nếu vấn đề không được khắc phục.
Mặc khác, nếu nhận được sự tư vấn và khắc phục kịp thời, những khách hàng này hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thân thiết hoặc trở thành cầu nối đưa đến cho doanh nghiệp những khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của họ. Chính vì vậy, vai trò của việc chăm sóc khách hàng là rất quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các cửa hàng bán lẻ nói riêng. Đối với doanh nghiệp kinh doanh truyền hình, tổng đài là kênh chăm sóc khách hàng phổ biến được tin dùng hiện nay. Ngoài ra các kênh giao tiếp trực tuyến như Facebook, Livechat, email… cũng được doanh nghiệp sử dụng để tăng hiệu quả tương tác với khách hàng.
Thấu hiểu được thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc thu hút và giữ chân khách hàng, biến họ trở thành người giới thiệu khách hàng tiềm năng, Bellsystem24-Vietnam đi đầu trong việc giúp doanh nghiệp biến dịch vụ khách hàng thành lợi thế cạnh tranh, tham gia vào cả 3 quá trình chính của 1 doanh nghiệp bất kì (Trước, trong và sau bán hàng) với các giải pháp đa kênh tập trung vào trải nghiệm khách hàng như: Hỗ trợ cung cấp/ giải đáp các thắc mắc hay yêu cầu từ phía khách hàng, inbound sale, outbound sale, gọi ra để xác nhận đơn hàng; Khảo sát về mức độ hài lòng và thu nhập những góp ý, phàn nàn, điểm tiếp xúc với khách hàng.