Push back against the toxic productivity “trap” and set “boundaries” to hustle culture

Những áp lực về việc không ngừng gia tăng hiệu suất làm việc trong một nền văn hóa hối hả (Hustle culture) hiện nay đã vô tình khiến nhiều nhân sự luôn trong trạng thái làm việc không ngừng nghỉ. Đặc biệt ở một môi trường có nhịp độ nhanh như các ngành dịch vụ, F&B, ngân hàng, logistics… “cái bẫy” năng suất độc hại (Toxic productivity) đang trở nên ngày càng phổ biến khi nhiều nhân sự agency có xu hướng dồn mọi nỗ lực vào công việc mà không để ý đến những tác động tiêu cực đến sức khoẻ và trạng thái tinh thần của bản thân.

“Cái bẫy” năng suất độc hại (Toxic productivity) đang trở nên ngày càng phổ biến

Văn hóa hối hả là một cụm từ thường xuyên được sánh đôi cùng với năng suất độc hại, những thứ đang dần khiến chúng ta kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần trong công việc lẫn cuộc sống hiện đại.

Nỗi ám ảnh mang tên “năng suất”

Một trong những dấu hiệu chính của năng suất độc hại là cảm giác không bao giờ đủ. Những người bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này luôn cảm thấy như mình không đạt được đủ mức độ năng suất và luôn cảm thấy không đủ thành công.

Điển hình như nhiều nhân sự Agent (Tổng đài viên) chia sẻ, mỗi ngày họ luôn trong tình trạng quá tải với lượng data “gọi không hồi kết”, nhưng điều đó vẫn chưa đủ đối với những nhân sự này. Ngoài việc đạt đủ KPI thì tham vọng vượt chỉ tiêu, mong muốn đứng top người có doanh thu cao nhất đang được cho là “thao túng” họ. Thế nhưng, điều khiến những nhân sự này cảm thấy hoang mang hơn cả là dù đã dồn mọi năng lượng và thậm chí hy sinh thời gian cá nhân, họ vẫn không thể đạt được mục tiêu hay năng suất như mong đợi. Từ đó, những nhân sự lại càng nghi hoặc về khả năng của bản thân, dù trước đó rất tự tin.

Công ty, doanh nghiệp các ngành dịch vụ, F&B, ngân hàng, logistics… cũng đã có những cuộc khảo sát với nhân sự của mình và nhận thấy:

  • Làm việc quá giờ hành chính: Theo luật lao động thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tuy nhiên, nhiều nhân sự luôn cố gắng làm việc nhiều giờ nhất có thể và họ cho rằng đấy là “thành tích” đáng ngưỡng mộ.
  • Không thể ngừng làm việc: Các công ty, doanh nghiệp nhận thấy nhân sự của mình luôn làm việc không ngừng nghỉ, các nhận sự nói rằng họ luôn nghĩ về công việc và điều này bắt buộc họ phải lao vào làm việc kể cả những ngày nghỉ.
  • Mất cân bằng công việc và cuộc sống: Những nhân sự bị ám ảnh với hiệu suất thường sẽ đầu tư rất nhiều thời gian vào công việc mà không để ý đến cuộc sống cá nhân. Theo khảo sát cho thấy, các nhân sự thường sẽ ưu tiên công việc hơn việc nghỉ ngơi của cá nhân.
  • Sự suy giảm về hiệu suất công việc: Năng suất độc hại đã dẫn đến việc kiệt sức, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần. Nhân sự có thể không nhận ra việc làm việc quá độ, không có khoảng nghỉ chính là “cờ đỏ” cho sự mệt mỏi này.

Làm “đủ” không bao giờ là đủ đối với những nhân sự rơi vào “cái bẫy” năng suất độc hại.

Làm “đủ” không bao giờ là đủ đối với những nhân sự rơi vào “cái bẫy” năng suất độc hại. Đặc biệt, đối với các công ty, doanh nghiệp có nhịp độ nhanh, liên tục thì nhân sự có năng suất độc hại sẽ không bao giờ hài lòng, họ “tham vọng” có thể làm nhiều hơn hoặc làm tốt hơn nhưng hiệu suất công việc lại không như mong muốn, gây nên cảm giác tội lỗi cũng như suy giảm kinh tế, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.

Từ những dấu hiệu trên các công ty, doanh nghiệp sẽ gặp phải các hệ quả không mong muốn

  • Không có khả năng đạt được các mục tiêu hay kế hoạch đã đề ra trước đó.
  • Giao tiếp nội bộ kém khiến mối quan hệ đồng nghiệp không được tốt.
  • Lãng phí nhiều nguồn lực do các quyết định sai lầm và phải làm lại nhiều lần.
  • Kinh phí đầu tư nhân sự cao nhưng không có hiệu suất hay kết quả làm việc đúng như mong đợi.
  • Sức khỏe của nhân sự suy giảm khiến công việc bị chậm tiến độ.

Giải pháp giúp các công ty, doanh nghiệp đưa nhân sự thoát khỏi năng suất độc hại/ Văn hóa hối hả

Thực chất cho thấy văn hóa hối hả dường như chỉ tập trung vào khối lượng công việc mà các nhân sự phải làm chứ không phải chất lượng. Bellsystem24 Vietnam nhận thấy những khó khăn mà các công ty, doanh nghiệp đang gặp phải, để giúp họ “đương đầu” và “thiết lập ranh giới” với năng suất độc hại/ văn hóa hối hả, Bellsystem24 Vietnam đã có những giải pháp cung cấp nhân sự nhằm giảm thiểu khối lượng công việc mà bên công ty, doanh nghiệp.

  • Cung cấp số lượng nhân sự cần thiết có đủ trình độ và kỹ năng làm việc theo nhu cầu của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhân sự của công ty làm việc hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng của người lao động, tránh năng suất độc hại.
  • Tối ưu hóa kế hoạch nhân sự liên kết với các kế hoạch khác của doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh tổng thể mà không tốn nhiều thời gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.
  • Chi phí hiệu quả hơn so với việc nhân sự làm việc liên tục nhưng không có kết quả tốt, đồng thời giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Doanh nghiệp có thể giúp nhân sự mình tìm lại giá trị thực sự của cuộc sống.

Cung ứng nhân lực giúp công ty, doanh nghiệp quan tâm nhân sự mình tránh được năng suất độc hại. Cùng với đó, Bellsystem24 Vietnam đưa ra giải pháp phát triển kế hoạch cung ứng nhân lực hiệu quả, linh động điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Bellsystem24 Vietnam tự tin cùng doanh nghiệp giúp nhân sự mình tìm lại giá trị thực sự của cuộc sống, đặt sự chăm sóc bản thân và quan tâm đến mối quan hệ xung quanh lên hàng đầu. Chỉ khi đạt được sự cân bằng và hạnh phúc thực sự, mỗi nhân sự mới có thể sống một cuộc sống đáng sống và xây dựng công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững.

Related Articles
Scroll to Top