Mục lục

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TELESALE HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Công việc bán hàng nói chung và telesales nói riêng, nhìn chung đều là các công việc tương đối cơ động và có khả năng đem lại mức thu nhập rất lý tưởng nếu người bán hàng có năng lực và kỹ năng tốt. Đối với những người đã có thâm niên và kinh nghiệm trong việc bán hàng qua điện thoại, mọi thứ dường như đã quá quen thuộc với luồng công việc này. Tuy nhiên, đối với người mới vào nghề thì sự bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng trong công việc là vấn đề lớn ngăn cản khả năng gắn bó với công việc, đồng thời giới hạn về mặt thu nhập trong thời gian đầu. Vậy có cách nào để bạn dễ dàng tiếp xúc làm công việc telesales hiệu quả nhất không? Hãy theo dõi các phương pháp dưới đây. 

Nhưng đầu tiên, có lẽ bạn cần đi sơ lược về những khái niệm và yếu tố ảnh hưởng đến công việc này, trước khi khám phá sâu hơn.

Telesale là gì?

Để dễ hiểu, hãy chia telesales thành 2 vế về mặt ngữ nghĩa.

  • Tele (Telephone): điện thoại.
  • Sales: bán hàng

=> Bán hàng qua điện thoại.

Telesale chỉ công việc bán hàng qua điện thoại. Thường thì người làm telesales sẽ thực hiện gọi cho khách hàng để chào hàng, tư vấn và bán sản phẩm/dịch vụ, dựa trên dữ liệu khách hàng có sẵn do công ty cung cấp, hoặc dữ liệu tự khai thác được.

Bán hàng qua điện thoại hiện nay hầu hết được vận hành và thực hiện gọi ra dựa trên nền tảng Call Center, thay vì dùng điện thoại cá nhân như trước đây.

cách telesale

Làm telesale lương cao không?

Điều này tùy thuộc vào khả năng của bạn. Nhưng thường thì sẽ không hề thấp đối với những người có năng lực và siêng năng làm việc. Mức lương của nghề telesales hiện nay giao động phổ biến khoảng từ 7-20tr/tháng.

Thu nhập của nghề telesale thường được tính = Lương cứng + Thưởng KPI + % Hoa hồng sản phẩm bán được.

Nếu siêng năng và có tố chất phù hợp – đây là một công việc có thể giúp bạn có được một mức thu nhập mơ ước.

Xem thêm: Các công việc telesale với mức lương hấp dẫn

Bạn có phù hợp với nghề này không?

Để trở thành một người làm telesales thì không khó, nhưng để làm tốt được công việc này, bạn cần có các tố chất như sau:

Về kỹ năng.

  • Kỹ năng giao tiếp khá, tốt (Rất quan trọng trong nghề bán hàng, bạn không cần phải nói nhiều, nhưng phải nói tốt)
  • Kỹ năng đọc vị khách hàng.
  • Kỹ năng thương lượng.
  • Kỹ năng phân tích tình huống và đưa ra giải pháp.
  • Kỹ năng duy trì mối quan hệ.

Về đức tính.

  • Tính trung thực, giữ chữ tín (Rất quan trọng nếu muốn gắn bó với nghề lâu dài và thăng tiến)
  • Khả năng chịu áp lực tốt.
  • Luôn cầu tiến, học hỏi, khiêm nhường.

√ Nếu có đủ các tố chất trên, bạn đã có thể sẵn sàng để trở thành một nhân sự telesales đầy triển vọng.

Nhiều hành trang bạn cần đã được Bellsystem24-Vietnam gói gọn trong các topic sau, bạn nên tham khảo để tăng năng lực và kiến thức trong nghề của mình.

Phương pháp telesale hiệu quả.

Trong bán hàng, việc bạn kết nối được với bao nhiêu khách hàng hoàn toàn không quan trọng bằng việc bạn kết nối với một khách hàng trong bao lâu. Việc khiến khách hàng mê đắm vào câu chuyên của bạn đến 5 phút, 10 phút, thậm chí hàng chục phút càng chứng tỏ bạn là người có kỹ năng đọc vị và hiểu khách hàng đó đang thích thú với điều gì? họ muốn gì? – Ở đây chúng ta đang nói về việc thấu hiểu tâm lý khách hàng, đây là nghệ thuật. Nắm được thứ nghệ thuật này, bạn đã có được hơn 50% khả năng bán được hàng.

Bán hàng nói chung và telesale nói riêng, việc hiểu được suy nghĩ của khách hàng là điều cực kỳ quan trọng. Hiểu họ không phải để lừa họ, mà là để dễ dàng cung cấp cho họ những thứ mà họ đang cần. Có những cơ sở để bạn đọc được suy nghĩ của khách hàng thông qua đặc điểm trong giao tiếp.

cách telesale

Đối với bán hàng trực tiếp thì mọi thứ có vẻ dễ hơn đôi chút khi bạn có thể đọc vị khách hàng qua hình dáng bên ngoài, cử chỉ, ánh mắt,.. Tuy nhiên, đối với telesales bạn phải khai phá được tâm hồn dựa trên ngôn ngữ, hơi thở, đặc điểm giọng nói ( Cao độ, tốc độ, âm lượng,.. ). Sau đây là một số kỹ thuật giúp bạn nhận biết và đọc vị khách hàng qua giọng nói.

Kỹ thuật thứ 1: Khơi gợi nhu cầu cho khách hàng.

Khách hàng không tự xác định nhu cầu của bản thân cho đến khi xuất hiện sự khơi gợi nhu cầu. Hãy tìm hiểu về thông tin khách hàng dựa vào database có sẵn (Thường được lưu trên CRM của Call Center)  trước khi thực hiện gọi cho họ. Xem xét sở thích của họ là gì và bắt đầu dẫn dắt từ sở thích ấy sang vấn đề mà bạn đang muốn hướng tới. Hãy nhớ, khách hàng thường có xu hướng chờ đợi khơi gợi nhu cầu. Hãy khiến họ khao khát được sở hữu như việc chúng ta muốn sở hữu chiếc Iphone đời mới nhất.

Kỹ thuật thứ 2: Hãy bán mình trước khi bán sản phẩm.

Telesales không có được những thuận tiện như bán hàng trực tiếp, để show ra cho khách hàng thấy được sự chân thành qua biểu hiện khuôn mặt. Bán hàng qua điện thoại cần một cảnh giới cao hơn như thế. Nói nghe có vẽ hoành tráng, thực ra bạn chỉ cần luôn chân thành, lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Đừng chỉ vì muốn chốt hẹn hay chốt sale mà “đốt cháy giai đoạn”. Hãy cứ từ từ bày tỏ sự đồng cảm với khách hàng. Vì chỉ khi bạn hấp tấp, khách hàng dễ dàng nhận ra ngay rằng bạn chỉ muốn bán sản phẩm. Tốt nhất là chiếm cảm tình từ khách hàng bằng việc lắng nghe nhiều hơn.

Kỹ thuật thứ 3: Đừng quá chú trọng vào sản phẩm.

Rất nhiều nhân viên telesales luôn muốn chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm của họ lúc nào cũng là số 1, vì thế họ cứ chăm chăm vào việc trình bày các thông tin, tính năng sản phẩm một cách trôi chảy mà không quan tâm đến cảm nhận của khách hàng. Thực ra khách hàng đang ngán ngẩm. Khách hàng đủ thông minh để hiểu rằng đâu là sản phẩm tốt hơn trên thị trường. Thay vì đánh bóng sản phẩm bằng cách diễn giải hàng loạt các thông tin sản phẩm một cách trôi chảy, hãy cứ chậm rãi để chờ xem phản ứng của khách hàng thế nào? họ có thắc mắc gì không? Thậm chí bạn cũng có thể thành thật về các nhược điểm của sản phẩm. Ví dụ như: Thẻ tín dụng bên em nếu so sánh với thẻ của công ty A thì không bằng ở việc đa dạng đối tác khuyến mãi, vì bên em là doanh nghiệp chỉ mới bước chân vào thị trường nên chưa mở rộng mạng lưới đối tác ngay được. Nhưng thay vào đó, chúng em có những chính sách cho khách hàng đặc biệt cho những khách hàng đăng ký duy trì sử dụng thẻ 2 năm.

Bài viết bổ ích cho bạn: Cách xử lý từ chối của khách hàng với 2 bước.

Kỹ thuật thứ 4: Hình tượng hóa/cảm giác hóa sản phẩm.

Hãy sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, từ có khả năng miêu tả như: Mượt như nhung lụa, ấm áp như mùa thu, lấp lánh kim sa,… để tăng khả năng liên tưởng của khách hàng khi không thể nhìn thấy sản phẩm thật. Luôn nhớ rằng: Khách hàng không mua sản phẩm bằng lý trí. Họ mua sản phẩm bằng CẢM XÚC và đánh giá bằng LÝ TRÍ.

Kỹ thuật thứ 5: Chốt hẹn hợp lý.

Đừng vội vàng trong việc chốt hẹn hoặc chốt sale khách hàng. Hãy từ từ để khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho họ. Hãy gọi cho khách hàng nhiều lần trước khi có cuộc hẹn chính thức (Trừ trường hợp khách hàng đề nghị cuộc hẹn). Ngoài ra, cần hỏi thật rõ khách hàng về khung giờ và địa điểm mà khách hàng có thể gặp bạn. 

Xem thêm: Cách thiết lập cuộc hẹn khách hàng qua điện thoại chuyên nghiệp

Một điểm cần lưu ý ở đây: Khách hàng có thể nhận cuộc hẹn cho qua chuyện. Bạn có thể nhận biết ngay thông qua các dấu hiệu hời hợt từ khách hàng bằng giọng nói. Nhiều trường hợp, khách hàng đồng ý với những câu trả lời như; OK, được, ukm,.. chỉ để giữ phép lịch sự, hãy cẩn thận vì bạn có thể bị “cho leo cây”.

Kỹ thuật thứ 6: Duy trì mối quan hệ thường xuyên.

Việc thường xuyên liên lạc với khách hàng là một chiến lược nuôi dưỡng cần được diễn ra thường xuyên và hợp lý. Chỉ là những lần hỏi thăm sức khỏe và xã giao nhưng nó sẽ mang lại khách hàng dài lâu cho bạn trong tương lai. Đừng liên hệ với khách hàng và chỉ tập trung vào việc bán hàng nhé!

Bài viết liên quan
Scroll to Top