Mục lục

CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ SỰ PHỤ THUỘC CỦA CON NGƯỜI VÀO AI

Khái niệm trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), hay trí thông minh nhân tạo, một thuật ngữ trong khoa học máy tính. Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả các thiết bị máy móc, máy tính với các chức năng máy học và khả năng nhận thức để thực hiện một công việc nào đó có nền tảng từ kiến thức, tư duy, hành vi con người.

trí tuệ nhân tạo

Quy trình hoạt động của trí tuệ nhân tạo.

Nó bao gồm quy trình: Học tập để thu nhận kiến thức và các quy tắc phản hồi thông tin – Phân tích xác định thông tin chính xác để phản hồi – Phản hồi – Tự điều chỉnh.

Các loại trí tuệ nhân tạo.

Có 3 loại trí tuệ nhân tạo điển hình:

  • Trí tuệ nhân tạo phân tích: Tạo ra một hệ cơ sở nhận thức về thế giới và học tập các kiến thức dựa trên những kinh nghiệm thực tế được cung cấp thông qua quá trình “Học máy”.
  • Trí tuệ nhân tạo cảm xúc: Lấy nền tảng từ trí tuệ và cảm xúc của con người, khả năng hiểu cảm xúc của con người và đưa ra các phương án phản hồi phù hợp theo cảm xúc trong một thời điểm nhất định.
  • Trí tuệ nhân tạo nhân cách hóa: Khả năng đáp ứng tất cả các loại năng lực (nhận thức, kiến thức xã hội, cảm xúc), có khả năng tự tư duy và xử lý linh hoạt các tương tác, đây cũng là loại trí tuệ nhân tạo thông minh nhất!

Lợi ích.

Từ lúc AI ra đời và phát triển cho đến nay nó đã trải qua các cột mốc tiến bộ đi cùng với sự phát triển của Big Data, IOT và các công nghệ tiên tiến khác, giúp giải quyết được nhiều vấn đề và thách thức trong học máy, công nghệ phần mềm và vận hành. Tuy nhiên có các lợi ích rõ ràng mà AI thể hiện xuyên suốt trong khoảng thời gian vừa qua là:

  • Tối ưu hiệu quả, hiệu suất hoạt động: Khả năng cung cấp các phương thức giải quyết vấn đề tự động giúp các hoạt động trở nên nhanh hơn, liên tục, đạt độ chính xác và hiệu quả cao.
  • Tiết kiệm nguồn nhân lực: Hạn chế sự tham gia của con người vào các công việc có thể thay thế bởi máy móc, giúp tiết kiệm nhân công.
  • Tăng chất lượng trải nghiệm khách hàng: Khả năng giải đáp thông tin chính xác và cá nhân hóa cao, trở thành một trợ lý thông minh hữu ích.
  • Giảm chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo là không nhỏ, tuy nhiên khi xét về lâu dài, AI sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí hoạt động, cắt giảm các công đoạn thừa, tránh lãng phí nhân công, tăng chất lượng hoạt động.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1. Cung cấp, giải đáp thông tin trong chăm sóc khách hàng

Khả năng chăm sóc khách hàng tự động, cá nhân hóa quá trình phục vụ và giải đáp thông tin nhanh chóng, chính xác hơn nhờ vào các dữ liệu khách hàng có sẵn trong hệ CSDL và khả năng tư duy. AI có thể trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao trải nghiệm của khách hàng với các công nghệ:

  • Chatbot: Robot giải đáp thông tin tự động bằng các đọc hiểu và phản hồi các vấn đề của khách hàng một cách tự động.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sức mạnh của Chatbot trong tổng đài CSKH

  • Trợ lý ảo: Trở thành một trợ lý ảo để đưa ra các lời nhắc, ghi chú của khách hàng, có tính cá nhân hóa rất cao. Ví dụ: Alexa của Amazon, Bixby của Samsung, Siri trong HĐH IOS của Apple.

2. Bảo mật.

Sử dụng các công nghệ bảo mật thông minh, quá trình diễn ra tự động với độ chính xác cao và khả năng bảo mật gần như tuyệt đối. Các công nghệ tiêu biểu như:

  • Bảo mật vân tay: Được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng dấu vân tay để xác thực người dùng.
  • Voice Biometric: Bảo mật bằng giọng nói, thường được sử dụng trong các Call Center để xác thực danh tính người dùng thông qua các đặc điểm của giọng nói cá nhân, đây là một công nghệ mới rất tiên tiến. Bạn có thể tham khảo về Voice Biometric để biết thêm.
  • Facial recognition system: Bảo mật bằng nhân diện khuôn mặt, nó thường được sử dụng trên các thiết bị di động là chủ yếu (Phổ biến nhất trên các đời Iphone thế hệ mới). Có chức năng đọc hiểu và mã hóa các đặc điểm trên khuôn mặt người dùng.

3. Tự động hóa sản xuất.

Trí tuệ nhân tạo được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất dựa trên những lập trình máy móc thông minh, đáp ứng khả năng làm việc liên tục, với độ chính xác và chất lượng hoàn thiện của sản phẩm vượt trội hơn con người.

4. Chăm sóc sức khỏe.

Đây là một ứng dụng được phổ biến trong thời gian gần đây. AI được sử dụng để phân tích và chuẩn đoán bệnh của con người. Tiêu biểu là công nghệ IBM Watson với khả năng hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, khả năng khai thác, phân tích thông tin và đưa ra kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe dựa trên những thang điểm của hệ cơ sở dữ liệu y tế được tích hợp sẵn.

AI cũng được phát triển như một trợ lý sức khỏe của con người, thực hiện việc ghi chú sinh hoạt và đưa ra các nhắc nhỡ, lời khuyên để cải thiện sức khỏe. Bạn có thể liên tưởng ngay đến Apple Watch của Apple!

Trí tuệ nhân tạo có thay thế con người không? tại sao?

robot vs con người

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã đạt đến những thành công nhất định trong việc hỗ trợ các hoạt động của con người, cắt giảm đi nhiều công đoạn bằng cách tự động hóa và đạt được hiệu quả công việc ở mức cao. Tuy nhiên, khả năng để trí tuệ nhân tạo hoàn toàn thay thế con người trong mọi hoạt động là “quá khó để diễn ra”, với 2 yếu tố chủ yếu:

  • AI thiếu cảm xúc: Mặc dù trí tuệ cảm xúc đã được phát triển và áp dụng và một số hoạt động nhất định, tuy nhiên mọi thứ chỉ là sơ khai. Việc Robot có thể hiểu 100% và ứng xử đúng theo cảm xúc của con người là điều kiện không thể xảy ra. Trong một số trường hợp cần giải quyết liên quan đến thái độ và cảm xúc, con người là lựa chọn duy nhất có thể làm tốt nhất. 
  • AI thiếu thông minh: Không phải là AI thiếu thông minh về kiến thức xã hội, có chăng là AI không đủ thông minh như con người. Trong nhiều trường hợp đặc biệt cần giải quyết có ảnh hưởng bởi các yếu tố kiến thức xã hội, hành vi học, cảm xúc học, lúc này trí thông minh của con người là thứ duy nhất có thể đạt được và dung hòa 3 yếu tố này với nhau để đưa ra phương phấp xử lý phù hợp nhất.

Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Hiện nay các công cuộc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam còn đang khá sơ khai, ít phổ biến và tính ứng dụng chưa cao. Hầu hết là các công nghệ tự động mang tính tư duy thấp. Phổ biến nhất vẫn là các ứng dụng của Chatbot, nhưng mọi thứ vẫn đang trong sự phát triển từng ngày với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt và sự hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển tối đa từ Chính Phủ Việt Nam.

Bellsystem24-Vietnam AI center

Trong xu thế công nghệ hóa này, Bellsystem24-Vietnam là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng hành trình trải nghiệm của khách hàng. Với các công nghệ đang được phát triển và thử nghiệm như: Công nghệ tích hợp Chatbot với tổng đài Contact Centercông nghệ bảo mật Voice BiometricContact Center thông qua OTTCông nghệ thực tế ảo trong chăm sóc khách hàng,…

Kết nối với chúng tôi để cùng bàn luận về khó khăn trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Hoặc trở thành Partner trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

liên hệ bellsystem24-hoasao

Bài viết liên quan
Scroll to Top