CALL CENTER LÀ GÌ? CÁCH THIẾT LẬP, VẬN HÀNH, ĐÁNH GIÁ.

Call Center là gì?

Call Center là trung tâm tiếp nhận một lưu lượng lớn cuộc gọi hoặc thực hiện gọi ra của các doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu. Các doanh nghiệp ít khi tự xây dựng và vận hành Call Center mà thường thuê một đơn vị chuyên về dịch vụ này để vận hành.

hệ thống call center

Tại sao Call center được sử dụng phổ biến?

Trước đây khi Call Center chưa ra đời, các doanh nghiệp phải tiếp nhận và xử lý cuộc gọi của khách hàng hoặc thực hiện gọi ra một cách thủ công. Nhưng hãy tưởng tượng, mỗi ngày doanh nghiệp bạn có đến 100.000 cuộc gọi vào, lúc này sự tự động hóa phải xuất hiện để đáp ứng khối lượng công việc khổng lồ, và đó cũng là lý do chính mà Call Center xuất hiện với hàng loạt tính năng gọi thoại ưu việt.

Các tính năng của Call Center.

  • IVR: Phản hồi tương tác thoại tự động.
  • ACD: Phần mềm phân phối cuộc gọi thông minh.
  • Auto Dialing: Phần mềm gọi ra tự động mà không cần quay số thủ công.
  • Lưu trữ thông tin khách hàng bằng CRM tích hợp.
  • Pop-up: Hiển thị thông tin khách hàng được lưu trữ trên màn hình máy tính.
  • Report: Tính năng báo cáo chi tiết các chỉ số liên quan đến chất lượng vận hành tổng đài.

Ứng dụng Call Center.

Với các tính năng hỗ trợ cuộc gọi ưu việt, hệ thống tổng đài này thường được sử dụng trong:

  • Chăm sóc khách hàng.
  • Telesales.
  • Telemarketing.
  • Khảo sát, nghiên cứu thị trường.
  • Giao nhận, đặt hàng, hỗ trợ quản lí logistics.
  • Đặt lịch hẹn.

Thiết lập Call Center.

Để xây dựng một trung tâm Call Center hoàn chỉnh cần có 2 nền tảng chính.

Nền tảng hệ thống.

Hệ thống phần cứng, bao gồm: Máy tính, Điện thoại, Tai nghe, phần cứng Server, Internet, các thiết bị ghép nối.

Hệ thống phần mềm, bao gồm: Phần mềm Call Center được lập trình sẵn, database, CRM.

Nền tảng nhân sự.

Tùy theo mục tiêu của tổng đài mà có cơ cấu và quy mô nhân sự khác nhau, nhưng hầu hết các Call Center thường có cơ cấu nhân sự như sau.

sơ đồ tổ chức call center

Quy trình vận hành Call Center.

quy trình vận hành call center

Các hình thức triển khai tổng đài Call Center.

Tổng đài In-House.

Hình thức mà doanh nghiệp tự xây dựng, thiết lập và vận hành tổng đài Call Center một cách độc lập.

Ưu điểm.

  • Khả năng chủ động, tùy biến hệ thống và quy trình vận hành cao.

Nhược điểm.

  • Chi phí thiết lập cao.
  • Vận hành khó khăn nếu doanh nghiệp không có kinh nghiệm, vì đây là một lĩnh vực đặc thù.
  • Hao tốn nhiều thời gian nghiên cứu và nguồn lực vận hành của doanh nghiệp.

Phù hợp với: Doanh nghiệp có năng lực tài chính và nhân sự lớn, đủ khả năng xây dựng một hệ thống call center hoàn chỉnh và vận hành nó một cách khoa học.

Tổng đài thuê ngoài.

Hình thức thuê ngoài một đơn vị chuyên về Call Center để đảm nhận việc xây dựng, vận hành tổng đài và báo cáo hoạt động. Doanh nghiệp chỉ thực hiện việc giám sát, thương lượng các mục tiêu mong muốn, và hỗ trợ khi cần thiết.

Ưu điểm.

  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực triển khai vận hành.
  • Chủ động thương lượng đề ra mục tiêu và bên cho thuê phải thực hiện đúng.
  • Đảm bảo quá trình tương tác khách hàng được thực hiện với chuẩn chất lượng dịch vụ cao.

Nhược điểm:

  • Nếu chưa có kinh nghiệm sẽ khó am hiểu tường tận về hệ thống và vận hành mà bên cho thuê đang sử dụng để đưa ra những thay đổi mang tính chủ quan hơn.

Phù hợp với: Hầu hết mọi doanh nghiệp trong đa lĩnh vực vì những ưu điểm mà hình thức này mang lại.

Xem thêm: Dịch vụ thuê ngoài Contact Center chuẩn quốc tế.

Tổng đài off-shore.

Hình thức thuê ngoài tổng đài Call Center của một đơn vị nằm ở quốc gia khác, thường là những quốc gia có lương nhân viên rẻ, chính trị ổn định và ưu đãi về thuế.

Ưu điểm.

  • Tiết kiệm chi phí ( tiền lương + thuế )

Nhược điểm.

  • Sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa là điều khó tránh khỏi.
  • Tổng đài viên (Agent) có thể thiếu kiến thức về sản phẩm/dịch vụ.

Phù hợp với: Các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia hoặc đang muốn mở rộng thị trường ra ngoài lãnh thổ.

Đo lường hiệu quả Call Center.

Doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả hoạt động của Call Center thông qua các chỉ số KPIs được đề ra trước đó. Tuy nhiên, chỉ số KPIs này thay đổi phụ thuộc vào từng mục tiêu của tổng đài.

Một số chỉ tiêu đo lường thường dùng như: KPIs chăm sóc khách hàng, KPIs telesales, KPI telemarketing, KPI khảo sát,…

Thường thì Call Center được triển khai theo hình thức thuê ngoài (Outsourcing) sẽ đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên: Chi phí cho mỗi cuộc gọi, doanh thu & lợi nhuận đạt được, số cuộc gọi hoàn thành, thời gian chờ của khách hàng, cuộc gọi nhỡ, thời gian đàm thoại,…

Call Center trong tương lai.

Sự phổ cập và phát triển nhanh chóng của Internet kéo theo các kênh tiếp xúc của khách hàng với doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Cũng vì vậy mà doanh nghiệp mong muốn trung tâm liên lạc của mình có thể đáp ứng được nhiều kênh khác nhau. Lúc này, một thuật ngữ mới ra đời với tên gọi Contact Center, cùng khả năng đáp ứng đa kênh: Gọi thoại, chat, Email, Social media, Website,.. Contact Center nhanh chóng phát triển và dần được sử dụng ngày càng phổ biến vì những lợi ích ưu việt của nó.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, Call Center vẫn là nền tảng tổng đài được sử dụng nhiều, khi mà các hình thức telesales, telemarketing, telesurvey vẫn còn hiệu quả.

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top