[FACTS] Thay đổi hành vi tiêu dùng tại Việt Nam sau Covid

Đại dịch xảy ra khiến thu nhập bị ảnh hưởng. Người tiêu dùng bắt buộc phải đánh giá lại thói quen chi tiêu đồng thời thay đổi thứ tự ưu tiên cho những nhu cầu mua sắm hàng ngày. 

Tổng quan nền kinh tế sau Covid-19

Năm 2021, để đối phó với Covid-19, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt nhất. Điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng trong tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế được nới lỏng dần khi bước sang 2022. Nền kinh tế quốc gia có nhiều bước khởi sắc đáng kể nhờ các hoạt động kinh doanh được tiếp tục trở lại. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I/2022 tăng rõ rệt, GDP quý I đạt 92,175 tỷ USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (4,8%) và Singapore (3,4%). Tuy nhiên, trong thời kỳ bình thường mới, hành vi tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi rõ rệt và mang tính dài hạn.

Chính sách tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại  dịch Covid-19 - Tạp chí Tài chính

Những hành vi tiêu dùng mới của khách hàng sau Covid-19

  • Nhu yếu phẩm được ưu tiên trong phân bổ chi tiêu

Người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng nhu yếu phẩm trong ngân sách hàng tháng của gia đình. So với 2019, chi mua thực phẩm tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở và tiện ích tăng từ 7% lên 12%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí tiêu dùng cho các danh mục sản phẩm, dịch vụ khác bị cắt giảm. Mức chi cho sản phẩm điện tử giảm từ 10% xuống còn 0,2%, chi cho giải trí và du lịch từ 4% chỉ còn 0,4%.

  • Chú trọng tiêu dùng xanh

Dịch bệnh, ô nhiễm môi trường hay biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Sau Covid-19, ý thức về bảo vệ môi trường, khôi phục hệ sinh thái của người dân được nâng cao. Những chiến dịch kêu gọi hạn chế sử dụng nilon, túi nhựa, cắt giảm điện năng… đã làm nên thành công và gây được tiếng vang lớn cho rất nhiều thương hiệu trong vài năm vừa qua.

  • Tìm kiếm các sản phẩm có giá thành rẻ hơn

Xuyên suốt thời gian Covid-19, chỉ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất mới được hoạt động, các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, du lịch và khách sạn… hầu như bị đóng băng. Năm 2020, đại dịch đã làm giảm 12% thu nhập hàng năm của hộ gia đình trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi.

So với 2019, số người tham gia khảo sát lựa chọn giá cả là tác nhân chi phối quyết định mua hàng đã tăng nhẹ từ 14% lên 16% – chứng tỏ người dân đang thận trọng hơn trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Khi đại dịch khiến chi phí tăng cao và giá cả bị đội lên, người tiêu dùng vẫn hết sức thông minh để tập trung tiết kiệm và chi tiêu bền vững bằng cách mua nhiều đồ dùng hơn trong mỗi lần mua sắm, chuyển sang mua đồ của các nhãn riêng hay tìm kiếm các kênh bán cung cấp chiết khấu như nền tảng Shopee, Lazada, Tiki… Sau thời gian giãn cách và cách ly, tần suất mua sắm ở các siêu thị sẽ dần phục hồi, tuy nhiên, chiến lược giá và khuyến mãi phù hợp là cực kỳ cần thiết để thu hút khách hàng tiềm năng qua trở lại.

  • Trì hoãn việc mua sắm sản phẩm giá trị cao

Do Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam dường như không chi tiêu thêm cho các mặt hàng có giá trị cao như điện tử gia dụng, bất động sản hay nhà ở. Điều này cho thấy họ xem đây là nhóm hàng không thiết yếu. 

  • Tăng cường ứng dụng công nghệ số 

Nhiều dịch vụ công nghệ, như các nền tảng mua hàng thương mại điện tử và dịch vụ gọi xe đã phát triển với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Bối cảnh giãn cách hay cách ly xã hội càng khiến người tiêu dùng tìm tới các ứng dụng giao đồ ăn nhanh thay vì đi ăn ở ngoài như trước. 60% số người tham gia khảo sát có kế hoạch tăng chi tiêu hàng tháng cho dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. 

Trong 2020, các nền tảng mua sắm trực tuyến đã mở rộng phạm vi thâm nhập, tăng mạnh khối lượng giao dịch và quy mô “giỏ hàng” đồng thời thúc đẩy doanh số thương mại điện tử ở Việt Nam lên tới 54%. Điều này diễn ra cùng lúc với Covid-19 chứng tỏ đây là một sự thúc đẩy hữu ích, giúp các kênh mua sắm trực tuyến xây dựng nên sự quen thuộc, tin tưởng và phụ thuộc với người tiêu dùng.

Sự tiện lợi của các nền tảng mua sắm trực tuyến cũng phần nào kích cầu tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki hay ứng dụng Grab, Beamin, Shopee Food… ngày càng phát triển mạnh giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người sử dụng. Theo ghi nhận từ Saigon Co.op, đơn hàng online của những thương hiệu phân phối qua đơn vị này ghi nhận sự tăng vọt trong một năm trở lại đây. Lượng đơn hàng mua sắm trực tuyến qua hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tăng 3-4 lần. Lượng đặt hàng online và qua điện thoại tại Co.op Food tăng 3-5 lần so với trước đây.

  • Tăng cường các hoạt động giao hàng và đặt xe

Sự thay đổi này có thể là kết quả của các biện pháp giãn cách xã hội, khuyến khích người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ đối với dịch vụ giao đồ ăn hay chuyển bưu kiện. Số lượng ứng dụng giao hàng và shipper tăng trưởng vượt bậc đã minh chứng cho sự cần thiết về giao hàng tận nơi. Khả năng đồng bộ đơn hàng và vận chuyển từ các trang mua sắm trực tuyến càng giúp số lượng đơn hàng tăng chóng mặt.

Có thể bạn quan tâm: Case study Bí quyết đạt SLA 99% trong lĩnh vực gọi xe

  • Gia tăng tần suất thanh toán trực tuyến không chạm

Nghiên cứu về thái độ thanh toán khi mua sắm được Công ty VISA công bố đầu tháng 6/2022 cho thấy, 65% người tiêu dùng Việt mang tiền mặt ít hơn trong ví và 32% cho rằng sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đai dịch. Gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ đạt 82%.

Doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi với sự thay đổi hành vi người tiêu dùng?

Hậu Covid-19, doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức mà khó khăn nhất chính là thích nghi với sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Việc nhanh chóng nhận ra sự thay đổi và kịp thời thích ứng với nó là chìa khoá để đón đầu đi trước nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị doanh nghiệp. Hai điểm đáng chú ý và cần ưu tiên triển khai chính là:

  • Phát triển Thương mại điện tử

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn TMĐT nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, Việt Nam hiện tại là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Quy mô thị trường liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, có thể cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025.

Từ khi đại dịch bắt đầu tới nửa đầu 2021, Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số họ không thuộc thành phố lớn. 99% người tiêu dùng kỹ thuật số sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai, cho thấy mức độ trung thành rất cao với các sản phẩm, dịch vụ online của người dùng Việt. Đây chính là động lực và lý do để doanh nghiệp xem xét và triển khai các hoạt động kinh doanh của mình trên nền tảng online nói chung hay các sàn TMĐT nói riêng.

Xem thêm: Giải pháp tương tác đa kênh, nâng cao trải nghiệm khách hàng trong ngành Thương Mại Điện Tử & Bán lẻ

  • Tăng cường tương tác khách hàng đa kênh

Ngay khi xuất hiện trên nền tảng online và tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến tương tác khách hàng đa kênh. Do sự xuất hiện của nhiều kênh bán, việc giữ được tương tác với khách hàng đa kênh nhanh chóng và kịp thời không phải yếu tố dễ dàng. Đặc biệt là với các doanh nghiệp chuỗi hay các công ty đang hoàn thiện hệ thống bán hàng mới – cần có sự đồng bộ hệ thống, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng và quản lý bán hàng.

Xem thêm: Telehub – Giải pháp Bán hàng & CSKH đa kênh vượt trội cho doanh nghiệp 

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top