Mục lục

Tổng quan về Fintech và Thị trường Ví điện tử tại Việt Nam

Bức tranh thị trường Fintech Việt Nam

Châu Á Thái Bình Dương trong những năm trở lại đây, đang trở thành khu vực Fintech triển vọng với quy mô thị trường đạt 74 tỷ Euros, dự báo đến năm 2024 con số này sẽ là 96 tỷ Euros.

ADB: Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9% - Tạp chí Tài chính

Trong đó Việt Nam là một trong số những khu vực mới nổi về Fintech, rất sôi động và hứa hẹn nhiều sự đột phá. Với sự ủng hộ từ Chính phủ, tiềm năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, thị trường FinTech đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, cả về số tiền đầu tư và số lượng công ty Fintech mới , tăng 170% từ năm 2017 đến năm 2020. Hiện có hơn 130 công ty khởi nghiệp FinTech phục vụ các dịch vụ: thanh toán kỹ thuật số, tài chính thay thế, quản lý tài sản và chuỗi khối,…

Các sản phẩm chính của Fintech tại thị trường Việt Nam

Thanh toán kỹ thuật số

Đây là một trong những hình thức Fintech phổ biến nhất tại Việt Nam. Các giao dịch bằng tiền mặt ngày càng ít đi, thay vào đó là các giao dịch thanh toán kỹ thuật số. Hình thức số hóa thanh toán thể hiện ở các giao dịch mua hàng trực tuyến (thanh toán online) hoặc thanh toán tại POS (khách hàng dễ dàng quẹt thẻ để thanh toán), ví điện tử. Các công ty Fintech sẽ đứng ra làm vai trò xây dựng hệ thống cổng thanh toán cho các giao dịch ảo này.

VISA cho biết Việt Nam đang sử dụng một số phương tiện thanh toán điện tử, như: thẻ phi tiếp xúc khoảng 7%; thanh toán bằng thẻ tiếp xúc chiếm 8%; thanh toán bằng mã QR chiếm 7%; thanh toán di động không tiếp xúc chiếm 5%; thanh toán thẻ trực tuyến chiếm 7%; thanh toán bằng ví điện tử trực tuyến chiếm 15%.

Tham khảo: Báo cáo VISA Consumer Payment Attitudes Study 2021 

Tài chính cá nhân

Có lẽ nếu nói đến các giao dịch chuyển tiền qua internet banking, sẽ không còn xa lạ với người Việt. Thậm chí nó còn đóng một vai trò không thể thiếu trong rất nhiều giao dịch. Tuy nhiên sản phẩm về Fintech tài chính cá nhân còn tồn tại dưới một dịch vụ khác, đó là Quản lý tài sản kỹ thuật số. Tính năng này sẽ được tích hợp vào trong các app internet banking của nhiều Ngân hàng. Với module này, người dùng sẽ chia nhỏ tài sản của mình thành các nhóm mục đích khác nhau như: tiền mua xe, tiền đóng học cho con, tiền tiết kiệm,… để dễ dàng quản lý chi tiêu.

Ngoài ra, các app internet banking cũng ứng dụng thêm module đầu tư thông minh cho các khoản tiền nhàn rỗi. Hai loại hình thức quản lý tài sản kỹ thuật số này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn được dự báo là sản phẩm triển vọng trong một thị trường trẻ.

Ví dụ: Vào năm 2021, công ty khởi nghiệp fintech của Việt Nam Infina đã huy động được 2 triệu USD vốn từ 5 nhà đầu tư mạo hiểm toàn cầu: Saison Capital của Nhật Bản, Venturra Discovery của Indonesia, 1982 Ventures của Singapore, 500 Startups của Mỹ và Nextrans của Hàn Quốc. Công ty khởi nghiệp này đã phát triển một khoản đầu tư ứng dụng có tên Infina cho phép người dùng gửi tiền có kỳ hạn, đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi và trao đổi tiền giao dịch. Hầu hết người dùng trong độ tuổi từ 25 đến 40 và đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho việc đầu tư vào các loại tài sản dài hạn như bất động sản.

Công nghệ Bảo hiểm

Bảo hiểm là một sản phẩm thụ động và người Việt hiện vẫn còn có cái nhìn khá “dè chừng” với sản phẩm này. Vì là sản phẩm thụ động nên khách hàng cần có thời gian nghiên cứu và đưa ra quyết định khá lâu. Họ có tâm lý không muốn bị làm phiền, không muốn chốt mua bảo hiểm trong thời điểm họ chưa thực sự sẵn sàng.

Vì vậy các sản phẩm Bảo hiểm điện tử được ra đời như một giải pháp để người mua chủ động tiếp cận với sản phẩm này. Họ có đủ thời gian nghiên cứu, so sánh và cân nhắc xem liệu mình đã sẵn sàng mua sản phẩm này chưa. Khi đi đến quyết định, người mua có thể dễ dàng mua bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ một cách tự nguyện và vui vẻ. Mua bảo hiểm trực tuyến cũng giúp giảm thiểu được đáng kể quy trình, giấy tờ cho cả người mua và người bán.

Tài chính thay thế

Sản phẩm này tồn tại ở dạng: cho vay P2P (Peer to Peer Lending), cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gây quỹ cộng đồng. Các công ty Fintech sẽ đóng vai trò làm cầu nối giúp người đi vay và người cho vay gặp được nhau, đảm bảo điều kiện về xác thực thông tin, thẩm định hồ sơ cho vay, thu hồi khoản vay khi đến kỳ, đảm bảo vốn và lãi cho nhà đầu tư. Hiện nay hình thức tài chính công nghệ này vẫn còn khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên bước đầu cũng đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp.

Fintech - VDigital

E-wallet là lĩnh vực nổi bật nhất trong ngành Fintech Việt Nam

Với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam , thanh toán kỹ thuật số nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đáng kể về giá trị giao dịch từ ví điện tử, digital banking và chưa có dấu hiệu chững lại.

Việt Nam liên tục nằm trong số các quốc gia dẫn đầu về việc chấp nhận tiền điện tử trong vài năm qua, vượt qua hầu hết các quốc gia về giá trị giao dịch ngang hàng và thanh toán cá nhân. Theo Khảo sát người tiêu dùng toàn cầu của Statista, khoảng 27% người Việt Nam được hỏi cho biết đã sở hữu hoặc sử dụng ví điện tử.

Dân số trẻ là một lợi thế của Việt Nam để Fintech phát triển nhanh chóng. Một thế hệ GenZ đang làm thay đổi đáng kể về cục diện tiêu dùng. Giới trẻ cởi mở với những điều mới và nhanh nhạy để ứng dụng. Ví điện tử đang chứng minh sức hút với thế hệ trẻ Việt Nam bằng các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá và có mặt ở mọi nơi từ trung tâm thương mại sang trọng đến chiếc xe bán hàng rong bên đường. Có tới 77% người được khảo sát, sử dụng ví điện tử tần suất hàng tuần, 30% sử dụng hàng ngày.

Contact center là gì? Đặc điểm cơ bản của contact center

Có thể bạn quan tâm: Download Report Thị trường Ví điện tử tại Việt Nam

Xu hướng của Fintech tại Việt Nam

Việt Nam trở thành quốc gia thu hút đầu tư top đầu Châu Á, GDP tăng trưởng ổn định bất chấp biến động từ dịch bệnh, tỷ lệ người dân sử dụng internet không ngừng tăng (đạt mức 70,3% vào năm 2021), các ngân hàng tăng tốc thúc đẩy kỹ thuật số,… đã giúp ngành Fintech có bối cảnh cực kỳ thuận lợi để phát triển.

Trong đó thanh toán kỹ thuật số sẽ là sản phẩm chủ đạo chiếm lĩnh thị trường. Ví điện tử sẽ chiếm cơ cấu người dùng lớn nhất, tiếp đến là thanh toán qua POS.

Các sản phẩm về Công nghệ Bảo hiểm cũng là điểm đáng chú ý trong vài năm tới. Trong khi đó quản lý tài chính cá nhân sẽ bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, người dùng. Nhìn chung, tiềm năng về Fintech tại Việt Nam vẫn còn rất màu mỡ để khai thác. Với sự ủng hộ từ phía Chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu dân số trẻ chính là điểm sáng thúc đẩy các start-up Fintech trong nước cũng như thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Bellsystem24 Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp hệ thống công nghệ Contact Center & CRM hiện đại bậc nhất Việt Nam, cùng đội ngũ nhân sự chất lượng vượt trội để giúp các doanh nghiệp Fintech phát triển và tối ưu quy trình kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, vận hành đa kênh và chiếm lĩnh thị trường.

Liên hệ ngay với chúng tôi!

 

Bài viết liên quan
Cuộn lên đầu trang