Làm thế nào để thu hút khách hàng trung lập

Thu hút khách hàng trung lập không chỉ giúp duy trì doanh số bán hàng ổn định mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển và sự bền vững của doanh nghiệp trong thời gian dài.

Chân dung khách hàng trung lập

Khách hàng trung lập (hay còn gọi là khách hàng tiềm năng) là nhóm người tiêu dùng có xu hướng không ưa thích một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể, cũng chưa phải là người hết sức trung thành. Đây là nhóm khách hàng có thể chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ nếu họ thấy có lợi ích hơn.

Chân dung khách hàng trung lập - Bellsystem24 Vietnam
Chân dung khách hàng trung lập – Bellsystem24 Vietnam

Đặc điểm của khách hàng trung lập

  • Chưa quyết định rõ ràng: Khách hàng trung lập thường chưa có quyết định hoặc cam kết với một thương hiệu cụ thể. Họ có thể còn đang xem xét và so sánh các tùy chọn trước khi đưa ra quyết định.
  • Không cam kết dài hạn: Khách hàng trung lập thường không muốn cam kết dài hạn với một thương hiệu cụ thể. Họ có thể muốn giữ tùy chọn mở cửa để chuyển đổi sang sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ nếu thấy phù hợp hơn.
  • Luôn tìm kiếm sản phẩm hợp lý với giả cả: Họ cần cảm nhận giá trị thực sự từ sản phẩm hoặc dịch vụ, không chỉ đơn giản là một giá cả rẻ.
  • Bị tác động bởi marketing và review từ người khác: Khách hàng trung lập dễ bị ảnh hưởng bởi tiếp thị hiệu quả và đánh giá tích cực từ người dùng khác. Họ có thể dễ dàng bị thuyết phục hoặc thuyết phục bởi các đánh giá và reivew từ người khác.
  • Chưa có kết nối cảm xúc rõ ràng với các thương hiệu: Họ là những người thường không thần tượng hoặc trung thành hẳn với một thương hiệu cụ thể. Khách hàng trung lập thường tập trung hơn vào lợi ích cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.
  • Sẵn sàng đổi thay: Khách hàng trung lập có thể dễ dàng đổi qua thương hiệu khác nếu họ cảm thấy có lợi ích hơn. Họ không cam kết dài hạn và tìm kiếm sự linh hoạt.

Tại sao khách hàng trung lập lại quan trọng?

Thu hút khách hàng trung lập đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, dưới đây là một số lý do tại sao:

Khách hàng trung lập thường là một nguồn giúp doanh số bán hàng tăng đáng kể. Họ có tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng trung thành nếu nhận được sự quan tâm và giá trị tốt từ doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự ổn định trong doanh số bán hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và duy trì tăng trưởng.

Bên cạnh đó, việc tập trung vào khách hàng trung lập giúp đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro mất mát lớn về doanh số bán hàng từ một lượng khách hàng cố định. Nguồn khách hàng đa dạng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng trung lập cung cấp một cơ sở vững mạnh cho tương lai. Những khách hàng này có thể trở thành đối tượng suport đáng kể trong tương lai

Những khách hàng này có thể trở thành nguồn hỗ trợ đáng kể trong các chiến dịch tiếp thị và quảng bá tương lai. Họ cũng có thể trở thành những đại sứ tích cực cho thương hiệu, giúp mở rộng sự tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Chiến lược chăm sóc khách hàng biến từ trung lập đến trung thành

1. Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ giá trị thực sự

Khách hàng trung lập luôn hiểu rõ những yêu cầu của riêng họ. Do đó, việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thực sự sẽ dễ dàng tiếp cận và thu hút với khách hàng trung lập. Tuy nhiên, không nhất thiết phải cung cấp toàn bộ những yếu tố có thể thỏa mãn những yêu cầu của họ. Bám sát vào giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để điều chỉnh là lối đi dài đúng đắn.

Một số cách giúp doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ:

  • Hãy nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm thay vì là tính năng. Thay vì giải thích dài dòng rằng sản phẩm đó có những gì xuất chúng, hoàn hảo ra sao mà hãy hướng khách hàng đến lợi ích của sản phẩm đó cung cấp, họ sẽ nhận được những gì khi sử dụng sản phẩm. Theo nghiên cứu thì những công ty chú trọng việc quảng bá về lợi ích mà sản phẩm thì sẽ nhận được khoản lợi nhuận cao hơn và có lợi thế hơn trong cạnh tranh.
  • Thêm vào những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Tìm hiểu những giá trị nào của sản phẩm mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm từ đó điều chỉnh làm tăng giá trị đó lên.
  • Tạo sự khác biệt về giá trị thực sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh, có như thế thì bạn mới có thể làm gia tăng giá trị cốt lõi của sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho thị trường.

2. Personalization – cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng

Khi chưa có kết nối cảm xúc rõ ràng với các thương hiệu, khách hàng trung lập sẽ không chọn cụ thể hoặc trung thành với một thương hiệu cụ thể nào. Do đó, việc cá nhân hóa trải nghiệm sản phẩm, sẽ làm cho họ cảm thấy thêm phần gắn kết với thương hiệu, từ đó dễ dàng nghiêng về phía doanh nghiệp.

Để cá nhân hóa trải nghiệm, doanh nghiệp bạn cần dựa trên sự tương tác, hành động của khách hàng mà doanh nghiệp đã thu thập được nhằm điều chỉnh, thay đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược tiếp cận, quảng bá khác phù hợp hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Xem thêm về cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tại:

3. Tạo review tốt, tương tác tích cực với họ trên các trang mạng xã hội

Do dễ chịu tác động bởi marketing và review, nên doanh nghiệp cần đầu tư vào việc giao tiếp với khách hàng trung lập trên mọi điểm chạm, trong đó “con át chủ bài” sẽ là mạng xã hội.

Mạng xã hội có tính chất tương tác. Khách hàng không đến trang của bạn để trò chuyện, đối thoại. Và những cuộc trò chuyện tuyệt vời có thể có tác động tích cực đến doanh số bán hàng.

Harris Poll, đại diện cho Sprout Social, đã khảo sát người tiêu dùng và giám đốc điều hành doanh nghiệp Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn cách họ sử dụng mạng xã hội và tác động của nó đối với các tổ chức. Báo cáo cho thấy rằng, do các tương tác tích cực trên mạng xã hội với một thương hiệu, người tiêu dùng sẵn sàng:

  • Mua hàng của một thương hiệu (78%).
  • Chọn một thương hiệu hơn đối thủ cạnh tranh (77%).
  • Đề xuất một thương hiệu (76%).
  • Tăng chi tiêu của họ với thương hiệu đó (72%).
  • Phát triển mối quan hệ bền chặt hơn với thương hiệu (70%).

Biến khách hàng từ trung lập đến trung thành là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư của doanh nghiệp cả về thời gian lẫn công sức. Để rút gọn quá trình này, tìm ra được ngay giải pháp phù hợp nhất giúp tăng doanh số nhờ vào nguồn khách này, hãy liên hệ hotline 1900 1739 để được tư vấn miễn phí.

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top