SỰ KHÁC NHAU GIỮA IN-HOUSE VÀ OUTSOURCE. CHỌN HÌNH THỨC NÀO?

Đây là hai thuật ngữ các chuyên gia dùng để nhắc tới các phương thức triển khai hoạt động kinh doanh diễn ra ở trong và ngoài của một tổ chức/doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, BellSystem24-HoaSao sẽ tổng hợp lại những thông tin căn bản của từng loại hình hoạt động này, giúp bạn có cái nhìn tổng quan tốt nhất và đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình trong các bối cảnh phát triển kinh doanh.

inhouse vs outsource

1. In-house là gì? Ưu nhược điểm của in-house

Inhouse là gì?

Inhouse là thuật ngữ nói đến việc triển khai hoạt động kinh doanh sử dụng các nhân sự nội bộ. Trong quá trình kinh doanh, có một số các hoạt động cần triển khai, tùy từng giai đoạn và định hướng của doanh nghiệp mà có các hoạt động do chính nhân sự nội bộ (inhouse) thực thi hoặc có thể thực hiện hình thức thuê ngoài (outsource)

Lợi ích khi triển khai các hoạt động inhouse

Đối với một doanh nghiệp khi áp dụng Inhouse vào kinh doanh sẽ có các ưu điểm: 

  • Thông điệp được truyền đi rõ ràng, đúng hướng. Bởi nhân sự nội bộ có thể làm việc trực tiếp với các cấp quản lý, thấu hiểu rõ các mong muốn của lãnh đạo từ đó dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai
  • Đội ngũ nhân viên nội bộ luôn giàu nhiệt huyết cống hiến
  • Chung không gian làm việc, từ đó không bị giới hạn khoảng cách, tiện lợi hơn trong việc trao đổi công việc.

Nhược điểm khi áp dụng inhouse trong chuỗi hoạt động kinh doanh

Tuy có những ưu điểm, nhưng inhouse vẫn tồn tại rất nhiều yếu điểm:

  • Chuyên môn không sâu dẫn đến hiệu suất công việc không cao. Trong thực tế, không có bất cứ doanh nghiệp nào có thể đảm bảo xử lý hoàn hảo tất cả mọi vấn đề trong quá trình vận hành. Do đó, trong chuỗi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có tồn tại một hoặc nhiều “điểm tối” mà đội ngũ nhân sự inhouse không hoặc chưa thể đủ tầm đáp ứng được về mặt trình độ chuyên môn, hoặc cần gỡ rối khó khăn ở một bước nào đó cần tới các chuyên gia. Chính những trắc trở đó dẫn đến hiệu suất làm việc và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp
  • Chi phí vận hành không linh hoạt: Doanh nghiệp sẽ nhìn nhận thấy vấn đề này rõ rệt nhất khi có các dự án ngắn hạn. Nếu sử dụng đội ngũ nhân sự nội bộ toàn thời gian, doanh nghiệp cần chi trả cho các khoản phí về tuyển dụng, đào tạo, lương, thuế, thưởng, cơ sở vật chất…. Sau khi kết thúc dự án, cần có phương án sắp sếp cho đội ngũ nhân sự mùa vụ này….tạo ra các gánh nặng cho đơn vị.

Ngoài ra, thường xuyên triển khai sử dụng nguồn nhân lực inhouse còn gây ra tình trạng quá tải, nhân viên mệt mỏi, tạo thành phản ứng tiêu cực, hiệu suất làm việc giảm…

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của outsource

Do inhouse vẫn tồn tại những bất cập nhất định, nên các doanh nghiệp ngày nay tìm đến các giải pháp mới để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh như sử dụng dịch vụ Outsource.

Outsource là gì?

Outsource hay Outsourcing đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Đây là thuật ngữ được nhắc tới để mô tả dịch vụ thuê ngoài hoạt động kinh doanh của một tổ chức/doanh nghiệp. Hiện nay, ngành IT, du lịch khách sạn, dịch vụ CSKH,… là những ngành thường xuyên sử dụng dịch vụ Outsourcing nhất.

Lợi ích khi sử dụng giải pháp Outsourcing.

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Doanh nghiệp cắt giảm cơ cấu nhân sự, tiết kiệm được các chi phí lương, phụ cấp, đào tạo, tuyển dụng…. cùng nhiều chế độ khác cho nhân viên chính thức
  • Đảm bảo năng suất và hiệu quả cao: Các đơn vị cung cấp dịch vụ outsource luôn chú trọng mang đến chất lượng nhân sự ổn định nhất. Đội ngũ nhân viên do các tổ chức này mang đến đã được đào tạo bài bản, qua các lớp nghiệp vụ chuyên sâu và nâng cao nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng tốt nhất. Do đó tốc độ xử lý công việc tốt và luôn đảm bảo tính chính xác cao
  • Tập trung nguồn lực vào sản phẩm cốt lõi: Thay vì tốn kém chi phí đầu tư cho các hoạt động bên lề, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ outsource để dành được nhiều thời gian và nguồn lực tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhằm tối ưu hóa các giá trị bền vững và bứt phá doanh thu.

Một số nhược điểm có thể gặp phải khi dùng dịch vụ Outsourcing.

Outsource mang tới doanh nghiệp những giá trị to lớn, song vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ: Đây là bài toán khó và thường gặp nếu đơn vị không chọn đúng nhà cung cấp dịch vụ Outsource có năng lực chuyên môn cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng, khiến khách hàng không hài lòng.

Ngoài ra, nếu trong suốt quá trình thuê dịch vụ outsource, bạn không có cơ chế quản lý phù hợp để thống nhất quy trình phối hợp giữa bộ phận In-house và bộ phận thuê ngoài, sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ, nhân viên được thuê không phối hợp ăn khớp với hoạt động của nhân sự vận hành nội bộ… hoạt động kinh doanh sẽ có nguy cơ bị trì trệ.

Lựa chọn nào phù hợp cho doanh nghiệp?

Theo quan điểm của CEO BedLinker chia sẻ, đối với các doanh nghiệp việc lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ Outsource chuyên nghiệp có thể giúp họ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, đồng thời được cam kết về tiến độ thực hiện, không bị trì hoãn thời gian vận hành chiến lược kinh doanh.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có quy mô nhỏ, đứng trước hàng loạt bài toán khó khăn về kinh tế, nếu chỉ tập trung vào phát triển đội nhóm Inhouse thì đồng nghĩa với việc đơn vị đó phải chi trả một ngân sách khá lớn so với thuê ngoài (Outsource). Ngoài ra, doanh nghiệp phát triển inhouse còn phải chịu thêm rủi ro khi nhân sự tuyển dụng còn non kém kinh nghiệm, không đáp ứng được công việc hoặc thay đổi tính chất công việc đột ngột.

Các chuyên gia đánh giá rằng, phương án xây dựng đội ngũ nhân sự inhouse hay thuê ngoài (outsource) đều tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định. Nhưng, nếu doanh nghiệp lựa chọn Outsource sẽ được đảm bảo trước hết về tốc độ triển khai công việc với hiệu suất cao, đúng thời hạn và có cam kết về tiến độ từ nhà cung cấp dịch vụ Outsource.

Ví dụ: Một công ty startup với đội ngũ khoảng 10 người, họ có thể xây dựng sản phẩm X trong khoảng 1 năm, tuy nhiên áp lực từ nguồn cầu thì trường đòi hỏi tiến độ này phải được diễn ra nhanh hơn nếu Startup này muốn có được lợi thế “là người bước chân vào thị trường đầu tiên” trước khi sản phẩm X bị thoái trào. Trong khi đó, với một đội ngũ có kinh nghiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Outsource, họ có thể làm việc đó ít thời gian hơn rất nhiều so với 1 đội ngũ in-house. Do đó doanh nghiệp nên cân nhắc chọn phương án outsource để có sự cam kết, để không xảy ra việc delay.

Đối ngược với quan điểm này, một nhóm chuyên gia khác cho rằng lựa chọn xây dựng một nhóm nhân lực trực thuộc (in-house) vẫn là phương án tối ưu và có tính bền vững, chất lượng cho các giải pháp của doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập.

Theo quan điểm của các chuyên gia này, việc đầu tư cho ra mắt sản phẩm trong vòng vài tháng là lợi thế khi so sánh giữa thuê một đội ngũ outsource chuyên nghiệp và xây đội in-house. Nhưng điều quan trọng hơn chính là sự am hiểu về sản phẩm và lộ trình phát triển đúng hướng ở nhiều giai đoạn khác nhau, mà chỉ có team in-house mới đảm trách được.

Tóm lại, Inhouse hay Outsource đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, doanh nghiệp nên chọn phương án nào còn tùy thuộc vào định hướng kinh doanh và chiến lược phát triển của đơn vị.

Mục lục
Bài viết liên quan
Scroll to Top